Tổng kho đệm
Giỏ hàng
0 sản phẩm - 0 VNĐ  »  Thanh toán
 
Tin tức
 
Hỗ trợ trực tuyến
HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN 24/7
0967.664.583 - 0964.647.583
HỖ TRỢ TƯ VẤN DỰ ÁN NHÀ NGHỈ KHÁCH SẠN
0967.664.583
LIÊN HỆ ĐẶT MUA ONLINE
0964.647.583
 
Liên kết
Đệm đẹp
Đệm chính hãng
Đệm bông
Đệm bông ép
Đệm siêu rẻ
dem hanvico
ga hanvico
 
 
 

Người Việt yêu hàng Việt tin dung hàng Việt

Người Việt yêu hàng Việt tin dung hàng Việt
Người việt thói quen "sính" hàng ngoại nhưng hiện nay người Việt quay chở lại yêu hàng Việt sính hàng Việt hơn chất lượng không kém gì hàng ngoại.
 


Theo kết quả điều tra của Tập đoàn Grey Group - Mỹ tại 16 nước châu Á, có đến 77% người Việt Nam ưa chuộng các thương hiệu nước ngoài. Trong khi đó, con số này trung bình trên toàn châu Á là 40%. Không thể phủ nhận rằng, trong những năm qua, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nỗ lực tạo ra thương hiệu chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Đã có 500 nhãn hiệu được công nhận "Hàng Việt Nam chất lượng cao", nhưng con số này so với hàng triệu sản phẩm, nhãn hiệu hàng nội có mặt trên thị trường thì vẫn còn nhỏ bé

Tại sao người tiêu dùng Việt Nam sính hàng ngoại? Thói quen này bắt đầu từ thời bao cấp, khi hàng hóa sản xuất trong nước còn thiếu thốn. Chiếc áo lông của Đức, áo bay Liên Xô (cũ) đã trở thành mốt của thế hệ thanh niên thời đó. Tâm lý thích dùng hàng ngoại kéo dài đến tận bây giờ khi các thương hiệu ngoại được lăng - xê bằng công nghệ quảng cáo.

Nhìn vào danh mục 30 mặt hàng nhập khẩu, do Tổng cục Thống kê công bố cuối tháng 8 vừa qua cho thấy, chỉ tính riêng trong tháng 8, Việt Nam đã nhập khẩu trị giá 6,2 tỷ USD. Từ đầu năm đến nay, con số này đã lên tới 42,3 tỷ USD. Đáng buồn là ngay cả những mặt hàng trong nước có thể sản xuất và cung cấp dồi dào, nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hàng trăm triệu USD.

Theo TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, thậm chí ngay cả rau, trong khi người nông dân có thời điểm phải vừa bán vừa cho thì chúng ta vẫn phải bỏ ra 134 triệu USD để nhập khẩu trong những tháng vừa qua. Ông Châu cho biết, rất nhiều mặt hàng hoa quả của Việt Nam sản xuất nhưng khi bán, người bán hàng vẫn cố tình "gắn" lên đó mác ngoại.

Tâm lý sính hàng ngoại đôi khi đã trở thành thói quen xấu của người tiêu dùng. Cứ thấy hàng ngoại là mua, mà không cần suy xét, cân nhắc xem cùng một mặt hàng đó, hàng nội tốt hơn hay hàng ngoại tốt hơn, trong khi có rất nhiều mặt hàng của Việt Nam chất lượng cao nhưng người tiêu dùng vẫn không lựa chọn. Hàng xuất khẩu của nước ta, đặc biệt là các sản phẩm Dệt may, giày dép, nông sản... vẫn được thị trường nước ngoài ưa chuộng nhưng người tiêu dùng trong nước lại chưa mặn mà.

Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội nhận định, hàng Việt Nam khó bán cho người Việt Nam, khi dân ta không được cung cấp thông tin và được tổ chức để trở thành cộng đồng những người tiêu dùng.

TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp cho rằng: Hệ thống bán lẻ ở nước ta mỗi năm doanh thu lên tới 54 tỷ USD, nhưng phần lớn thị trường này lại do các tập đoàn bán lẻ nước ngoài nắm giữ.

Nếu không tổ chức lại hệ thống phân phối, bán lẻ một cách bài bản, không kêu gọi người Việt dùng hàng Việt, và Doanh nghiệp không gây dựng được lòng tin đối với khách hàng, thì hàng Việt Nam sẽ ngày càng mất chỗ đứng trên "sân nhà".

Do đó, bản thân các Doanh nghiệp, bên cạnh việc nâng cao chất lượng mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm, thì yếu tố quan trọng nữa là phải chú trọng khâu quảng bá, tiếp thị hình ảnh đến người dân. Không thể chối bỏ một thực tế là, hiện nay có cả một thế hệ người tiêu dùng mới, "sành điệu" nhưng "cả tin", với tâm lý sính ngoại và thói quen "khẳng định đẳng cấp" của mình qua thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm sử dụng.

Trân trọng người tiêu dùng bằng sản phẩm chất lượng

Chiếm 15% thị phần cả nước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thịt gia súc, thực phẩm chế biến từ thịt và rau, củ, quả, 13 năm qua sản phẩm của Vissan liên tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao"; giữ vững vị trí số 1 trong ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam và xếp thứ 15 trong 100 thương hiệu mạnh của cả nước; nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam năm 2008; doanh số tăng bình quân hàng năm từ 18-20%...

Những thành quả trên của Vissan được ông Bùi Duy Đức - Tổng Giám đốc Công ty lý giải: "Bởi chúng tôi luôn cung cấp cho thị trường những sản phẩm: an toàn - chất lượng - vệ sinh - giá cả hợp lý".

Trong các thời điểm thị trường biến động (lễ, tết), sản phẩm của Vissan vẫn có giá cả ổn định. Vissan đã được TP HCM chọn là một trong những đơn vị giữ vai trò bình ổn giá, vừa đảm bảo nguồn thực phẩm, vừa rẻ hơn so với thị trường. Đây là yếu tố rất quan trọng làm cho người tiêu dùng tin tưởng vào thương hiệu Vissan.

Hàng Dệt may Vinatex của Việt Nam được thị trường ưa chuộng.

Cùng với Vissan, các Doanh nghiệp lớn như Kinh Đô, Trung Nguyên… có nhiều con đường khác nhau để đi đến thành công; nhưng họ gặp nhau ở một điểm: Chất lượng sản phẩm được đề cao. Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, Doanh nghiệp phải có linh cảm nghề nghiệp, chiến lược lâu dài.

Một bài học từ Nhật Bản mà chúng ta phải học, là hàng bán trong nước của họ luôn có chất lượng tốt hơn hàng xuất đi các nước. Tôn trọng người tiêu dùng bằng cách sản xuất ra những hàng hóa đáp ứng được về chất lượng, giá cả và thái độ bán hàng, thì người tiêu dùng chắc chắn sẽ đồng hành cùng hàng Việt.

Đấu tranh quyết liệt với hàng lậu, hàng giả, hàng nhái...

Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương cho biết, trên địa bàn cả nước, năm 2008 có tới 18.500 vụ buôn bán hàng vi phạm sở hữu trí tuệ được phát hiện, làm rõ. Trên địa bàn Hà Nội, những tháng đầu năm 2009, Chi cục QLTT đã phát hiện 2.881 vụ gian lận thương mại, tiến hành xử lý hành chính 2.627 vụ. Trong số này có 370 vụ việc liên quan đến hàng nhập lậu, 115 vụ hàng giả, 101 vụ vi phạm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) lên tiếng: Những con số trên mới đơn thuần là các vụ việc được phát hiện, làm rõ nhưng chỉ là phần "nổi" dễ nhận diện của tảng băng "chìm".

May 10, Viettien, Nhà Bè... là những thương hiệu may mặc nổi tiếng trong nước. Không ít kẻ đã lợi dụng những thương hiệu này, sản xuất hàng giả để kiếm lời bất chính; lực lượng Công an, Quản lí thị trường đã phát hiện, thu giữ nhiều quần áo giả, nhái sản phẩm của các thương hiệu trên.

Tại Đà Nẵng, tháng 4 vừa qua, QLTT đã kiểm tra, xử lý 8 cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn, có hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, biểu tượng kinh doanh để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa của mình và của Doanh nghiệp khác, nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh; trong đó đa phần nhằm vào các thương hiệu may mặc nổi tiếng trong nước.

Một điều tra viên Cảnh sát kinh tế Hà Nội cho biết, đấu tranh với tội phạm trong lĩnh vực xâm phạm sở hữu trí tuệ, không phải lúc nào cơ quan Công an cũng nhận được sự hợp tác từ phía doanh nghiệp. Gửi giấy mời vài lần không đến, điện thoại thì họ đùn đẩy, né tránh; nên việc xử lý rất vất vả, vì liên quan đến khâu giám định, thẩm định giá trị tang vật. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho cơ quan Công an, nhất là về kho bãi chứa hàng tang vật và bảo đảm thời hạn điều tra, tố tụng theo quy định của pháp Luật.

Từ tài liệu cơ quan Công an cung cấp, về vụ bắt giữ sản phẩm giả loại bột canh có i-ốt đang tiêu thụ mạnh trên thị trường (theo đề nghị của doanh nghiệp, chúng tôi không nêu tên thật của sản phẩm này), PV Báo CAND đã liên hệ với ông K - Giám đốc một doanh nghiệp thực phẩm.

Tỏ ra khá dè dặt, ông K. cho biết: "Chúng tôi tha thiết mong lực lượng Công an, QLTT đấu tranh mạnh hơn nữa, "tiêu diệt" hết loại tội phạm làm hàng giả, để chúng tôi đỡ thiệt hại". Và ông K cũng đề nghị nhà báo "không nêu tên sản phẩm của chúng tôi bị làm giả, như thế cũng là giúp chúng tôi kinh doanh". 

Là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống xâm phạm sở hữu trí tuệ, Trung tá Hà Thế Hùng (Phòng PC15 - Công an TP Hà Nội) cho rằng: Để nâng cao hiệu quả đấu tranh với hoạt động sản xuất, kinh doanh buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; các cơ quan chức năng cần bổ sung, sửa đổi chế tài xử lý đối với những hành vi vi phạm; cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, phải xử lý quyết liệt các loại tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả. Trung tá Hùng khẳng định, chỉ có sự đồng thuận của toàn xã hội, của chính mỗi người dân thì thị trường mới lành mạnh, người tiêu dùng an tâm, tin tưởng và "ưu tiên dùng hàng Việt".
 
 
Tin mới hơn
 
Tin cũ hơn
 
 
 
 
Gọi cho chúng tôi để mua hàng
0967.664.583
0964.647.583